Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Vị thế nước Mỹ trong thế kỷ 21 sẽ ra sao?
Đồ thị sức mạnh của Mỹ trong những năm đầu thế kỷ 21 nhìn chung đi xuống một cách tương đối. Sự trỗi dậy của một số cường quốc, điển hình là Trung Quốc, đã thách thức vị trí số một của Mỹ được hình thành sau Chiến tranh Lạnh.

 


 


 


Những nhân tố “khủng”

 

Khi toàn cầu hóa "gõ cửa" từng quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng thì khoảnh khắc đơn cực thực sự chấm dứt khi thế giới chứng kiến sự trỗi dậy, trở lại và ảnh hưởng của nhiều nhântố "khủng".

 

Nhân tố thứ nhất là Trung Quốc. Về kinh tế, Trung Quốc lần đầu tiên đã vượt Mỹ về tăng trưởng. Sau hơn 30 năm phát triển, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai và có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới. Cũng nhờ sự phát triển kinh tế vượt trội này, Trung Quốc đã bắt đầu có những ảnh hưởng mềm đối với các quốc gia khác trong khu vực thông qua việc trở thành đối tác kinh tế lớn của nhiều nước.

 

Hơn nữa, Trung Quốc đang có tham vọng thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" thông qua yêu sách về đường lưỡi bò ở Biển Đông và Vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông nhằm thay đổi nguyên trạng lối ra Thái Bình Dương, xác lập vai trò cường quốc biển. Trung Quốc cũng đang vươn rộng ảnh hưởng ra khu vực Trung Á, Nam Á, tăng cường hợp tác với Ấn Độ và vừa tranh thủ, vừa kiềm chế chia rẽ ASEAN. Theo nhiều đánh giá thì Trung Quốc đang trỗi dậy ở bốn điểm chính thức: Thực lực mạnh hơn, tầm nhìn xa hơn, chiến lược lớn hơn và ý chí quyết tâm hơn.

 

Nhân tố thứ hai là Nga. Sau khi Liên Xô tan rã, từ năm 1991-2007, Nga có vẻ vắng bóng trong những câu chuyện lớn của thế giới. Năm 2008, với sự hồi phục dần của nền kinh tế nhờ nguồn ngoại tệ thu được từ việc bán khí đốt và vũ khí, Nga trở lại vũ đài quốc tế với mục tiêu cân bằng chiến lược với Mỹ. Từ trước tới nay, Nga luôn coi mình là nước lớn và có vị thế như một nước lớn, vì vậy, lấy lại hình ảnh và uy tín quốc gia là điều mà ông Putin nỗ lực thực hiện trong những năm qua.

 

Ngoài ra, không thể không thể đến vị trí của Ấn Độ, Nhật Bản trong cục diện thế giới mới. Ấn Độ, vốn vẫn cho mình là "anh cả" ở Nam Á và là nước lớn tại châu lục sẽ không hào hứng với chính sách tái cân bằng của Mỹ và không muốn quá nhiều "người chơi" dù cho "sân bóng" châu Á còn khá rộng. Còn Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên, khi tiềm lực quốc gia mạnh hơn thì Nhật sẽ có những mong muốn lớn hơn về chính trị và kinh tế dù vẫn còn nằm dưới cái "ô" an ninh của Mỹ.

 

Thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, chính vị thế đơn cực đã "cấp giấy phép" cho Mỹ được hành động đơn phương. Tổng thống George Bush lúc đó đã tuyên bố rằng "hoặc là đứng về phía Mỹ hoặc là đứng về phía kẻ thù".

 

Nhưng khi đơn cực mất đi và được thay thế bởi đa cực thì Mỹ khó đơn phương. Đây cũng là lý do mà nhiệm kỳ Tổng thống Obama mang tính đa phương nhiều hơn. Đường lối của ông Obama đi theo hướng thực dụng, mềm dẻo và linh hoạt hơn những Tổng thống tiền nhiệm.

 

Ví dụ như việc Mỹ kêu gọi các nước tham gia chống lực lượng phiến quân của Nhà nước Hồi giáo (IS). Sở dĩ ông Obama phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế là bởi Mỹ muốn chia sẻ trách nhiệm đa phương thay vì đơn phương thực hiện, cũng một phần giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng chi phí cho cuộc chiến hứa hẹn là sẽ rất tốn kém này. Hơn nữa, Mỹ cũng mong muốn thực hiện không kích lực lượng IS dưới "cái mũ" của Liên hợp quốc, một cách hợp pháp hóa hành động của mình.

 

Hòa bình lạnh, hợp tác lạnh

 

Có lẽ chính bởi mục tiêu bất biến là duy trì vai trò lãnh đạo thế giới, không cho một cường quốc hay nhóm cường quốc nào nổi lên thách thức vai trò mà chính quyền hiện nay của ông Obama có sự va chạm lợi ích chiến lược với nhiềunước lớn trên thế giới.

 

Sự va chạm lợi ích này không đủ mạnh để có thể dẫn đến những cuộc chạm trán trực diện bởi các nước đều ý thức được tổn thất về mặt kinh tế và vị thế mà chiến tranh đem lại. Vì vậy, giữa Mỹ và các nước lớn khác luôn tồn tại trạng thái "hòa bình lạnh, hợp tác lạnh".

 

Đơn cử như mâu thuẫn Mỹ - Nga trong vấn đề Ukraine. Ukraine là lợi ích sống còn đối với Nga, nếu mất đi Ukraine thì NATO có thể áp sát biên giới, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh của Nga. Tuy vậy, hai nước vẫn không có những đối đầu trực tiếp, luôn duy trì trong trạng thái "hòa bình lạnh" và đi đằng sau đó là những hợp tác không kém phần quan trọng về thương mại, chống khủng bố, ma túy, cướp biển…

 

Hay trong mối quan hệ với Trung Quốc, một mặt Mỹ thực hiện chính sách Xoay trục về châu Á, thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh chiến lược Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Singapore, Australia, tăng sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương… Mặt khác, Mỹ cũng đẩy mạnh những hoạt động hợp tác thương mại với Trung Quốc, hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh và cả chống khủng bố.

 

Có thể nói vị trí số 1 của Mỹ đang bị thách thức. Ba yếu tố được nêu và phân tích ở trên là những gì nước Mỹ đáng phải lưu tâm trong ứng xử nước lớn. Thế giới luôn biến đổi và nước Mỹ cũng không thể không tính đến những biến đổi đó.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump thẳng tiến (29-01-2024)
    Phản ứng của ông Biden khi ông Trump thắng bầu cử sơ bộ ở bang thứ hai liên tiếp (24-01-2024)
    Bỏ phiếu ở New Hampshire quyết định chiến thắng bầu cử sơ bộ của ông Trump? (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    MỸ - Đức bất đồng nhưng vẫn hợp tác? (11-10-2014)
    Tổng thống Obama bị chỉ trích 'làm mất uy tín Mỹ' (08-10-2014)
    Tổng thống Obama “chết hụt ” vì ... mật vụ Mỹ (07-10-2014)
    Mỹ đốt tiền kém hiệu quả trong cuộc chiến chống IS (06-10-2014)
    Mỹ hứng đau đớn đầu tiên trong cuộc chiến chống IS (04-10-2014)
    Em trai ông Bush muốn tranh cử tổng thống (03-10-2014)
    Mỹ chật vật với hệ lụy ở Trung Đông (02-10-2014)
    Tính mạng Obama có an toàn trong tay mật vụ Mỹ?  (01-10-2014)
    Đổ trách nhiệm cho tình báo, ông Obama bị 'luận tội' (30-09-2014)
    Obama thừa nhận Mỹ đã đánh giá thấp IS (29-09-2014)
    Tấn công IS, Obama “đặt cược” sự nghiệp chính trị của mình? (24-09-2014)
    Mỹ mở màn không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria (23-09-2014)
    CIA bí mật hậu thuẫn Nhà nước Hồi giáo cực đoan IS? (21-09-2014)
    Bất đồng giữa TT Obama và các tướng lĩnh gia tăng (20-09-2014)
    Chiến dịch chống IS của Mỹ: Chiến tranh hay không chiến tranh? (14-09-2014)
    Diễn văn tuyên chiến với IS của Obama (11-09-2014)
    Uy tín của Tổng thống Mỹ sụt giảm (10-09-2014)
    Ba mặt trận thách thức chính sách đối ngoại của ông Obama (05-09-2014)
    Thái độ “hãy đợi đấy” của ông Obama bị chỉ trích (03-09-2014)
    Tổng thống Obama khiến cả hai đảng mất kiên nhẫn? (01-09-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152845731.